CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒ LÔ VÀNG

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh này gây ảnh hưởng đến hoạt động của vùng vai và khiến bệnh nhân đau đớn.

Khớp vai có phạm vi vận động lớn, vậy nên nó cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương. Tổn thương khớp vai nếu không điều trị kịp thời sẽ gây đau đớn và các biến chứng nguy hiểm. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để từ đó có cách phòng ngừa bệnh phù hợp.

1.Một số thông tin về bệnh thoái hóa khớp ở vai

Để hiểu rõ về bệnh thoái hóa khớp vai, chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo của vùng vai cũng như tình trạng vai khi bị thoái hóa.

Cấu tạo của khớp vai

Vùng vai có cấu tạo gồm xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay được hỗ trợ bởi các mô mềm gồm cơ, dây chằng. Với cấu tạo này, phần cánh tay sẽ vô cùng linh hoạt. Tuy nhiên vì vậy mà vùng vai cũng rất dễ bị tổn thương.

Cấu tạo đặc biệt mang đến sự linh hoạt cho cánh tay

Vai cấu tạo với 3 xương chính là xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay. 3 xương này kết nối với nhau tạo thành các khớp. Bao gồm:

  • Khớp ức - đòn (sternoclavicular - SC joints): Là phần đầu xương đòn nối với xương ức.
  • Khớp ổ chảo - cánh tay (glenohumeral - GH Joints): Khớp ổ chảo là điểm kết nối phần đỉnh xương cánh tay với phần ổ chảo ở xương bả vai.
  • Khớp vai đòn (acromioclavicular - AC Joints): Khớp vai đòn nối giữa xương đòn với xương bả vai.
  •  

Thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là sự tổn thương của sụn khớp cùng với các mô xương dưới sụn. Khi xảy ra viêm khớp thường xảy ra tình trạng viêm vô khuẩn ở khớp đó và lượng dịch khớp giảm nhiều.

Thoái hóa khớp vai gây đau đớn cho bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: vôi hóa khớp vai, tê liệt cổ, biến dạng khớp vai,...

2.Các triệu chứng thường gặp

Chúng ta có thể nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai dựa theo một số triệu chứng phổ biến sau đây:

Đau nhức khớp vai

Khớp vai thoái hóa sẽ xuất hiện các cơn đau. Mức độ đau sẽ ngày càng tăng, gây khó khăn cho việc sinh hoạt của người bệnh.

Sưng khớp vai

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh thoái hóa khớp. Khớp vai có thể bị viêm và sưng. Khi dùng tay chạm vào, bạn dễ dàng nhận biết phần vai bị sưng.

Cứng khớp vai

Khi khớp vai thoái hóa, vai sẽ trở nên kém linh hoạt hơn. Đối với một số trường hợp nặng, người bệnh thậm chí không thể cử động vai cũng như không thể vòng tay lại phía sau.

Khớp vai phát ra tiếng kêu

Nếu thấy tiếng kêu “lục khục” phát ra từ khớp vai khi xoay vai thì rất có khả năng bạn bị thoái hóa khớp vai. Nguyên nhân là do dịch ổ khớp bị giảm và sụn khớp vai bị bào mòn dẫn đến tình trạng này. 

Vai yếu và có tình trạng teo cơ

Khi bị thoái hóa, khớp vai sẽ trở nên yếu hơn. Điều này dẫn đến nhiều nguy hại cho vai. Vai không còn rắn chắc, thậm chí bị teo cơ rất nguy hiểm. 

3.Vì sao khớp vai bị thoái hóa?

Không chỉ người lớn tuổi, ngày nay rất nhiều người trẻ tuổi cũng bị thoái hóa khớp vai. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh.

Tuổi tác

Tuổi tác nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai. Tuổi càng cao thì con người càng gặp nhiều vấn đề liên quan đến xương khớp. Sau tuổi 40 tỷ lệ mắc các bệnh về xương khớp ngày càng cao.

Người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh thoái hóa khớp vai

Dị tật bẩm sinh

Cấu trúc xương bất thường bẩm sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến khớp như viêm khớp cũng sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp của người bệnh.

Chấn thương

Tập luyện quá sức, tai nạn, chấn thương khi lao động hay tập luyện thể thao cũng sẽ khiến cho khớp vai bị tổn thương. Khi đón nguy cơ bị thoái hóa khớp bả vai cũng sẽ cao hơn trước.

Nghề nghiệp

Những người thường xuyên phải mang vác nặng trên vai sẽ có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn. Vai chịu nhiều áp lực sẽ dễ bị tổn thương và thoái hóa. Những người ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, ngồi sai tư thế,… cũng rất dễ mắc bệnh này.

4.Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp vai

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp vai bạn cần thực tập luyện thể thao cũng như chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Kiểm soát cân nặng

Béo phì gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể trong đó có cả bệnh thoái hóa khớp vai. Bạn cần kiểm soát cân nặng của mình để giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thể thao giúp các khớp vai linh hoạt, ngăn ngừa khớp thoái hóa. Tập luyện thường xuyên còn cải thiện sức khỏe và tăng sức bền cho cơ thể. Hãy tập luyện hàng ngày với bài tập phù hợp.

Tập thể dục thường xuyên Rất tốt cho khớp vai

Dành thời gian nghỉ ngơi

Đối với những trường hợp thường xuyên sử dụng khớp vai khi làm việc cần dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi. Đặc biệt nếu vai bị tổn thương thì bạn cần tránh sử dụng vai ít nhất 12-24 giờ.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nồng độ Glucose cao rất có hại cho vai. Glucose cao có thể làm tăng tốc độ hình thành các phân tử làm cho sụn cứng và kích hoạt phản ứng viêm. Từ đó dẫn đến tổn thương sụn cũng như làm tăng nguy cơ thoái hóa. 

Chế độ ăn uống hợp lý

Axit béo Omega-3 có nhiều trong quả óc chó, cải dầu, đậu nành, hạt lanh và ô liu và vitamin D có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, sữa, ngũ cốc, trứng,... có khả năng làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp vai. Bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm trên vào thực đơn hàng ngày.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ xương khớp

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp. Sản phẩm Viên Xương Khớp Hồ Lô đã được chứng nhận tốt cho xương khớp. Nhiều người sử dụng sản phẩm đã để lại những đánh giá tích cực.

Với các thành phần như Cao Đương Quy, Cao Đơn Bì, Cao Ngưu Tất, Cao Đỗ Trọng, Cao Cỏ Tháp Bút, Cao Xuyên Khung,... Viên Xương Khớp Hồ Lô có tác dụng bồi bổ khí huyết, mạnh gân cốt và giảm các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gây ra.

Được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên,  Viên Xương Khớp Hồ Lô không có tác dụng phụ, mang đến tác dụng điều trị lâu dài. Người bị thoái hóa khớp vai hay người cao tuổi thường xuyên đau nhức xương khớp không nên bỏ qua sản phẩm này.

Viên Xương Khớp Hồ Lô được bào chế bằng thảo dược với công thức độc quyền

Nếu thấy các triệu đau, cứng khớp vai hay khớp vai phát ra tiếng “lục khục” thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám. Thông qua việc chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) và tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng thực tế của khớp vai. Từ đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và điều trị bệnh phù hợp.

Đối với khớp vai bị thoái hóa nhẹ bạn có thể tự điều trị tại nhà. Bằng cách nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, vận động nhẹ nhàng và chườm vai giảm đau. Đối với trường hợp thoái hóa khớp vai nặng thì bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thoái hóa khớp vai không chỉ là bệnh của người già. Ngày nay, do thiếu vận động hay do ảnh hưởng hưởng của công việc mà số người trẻ bị thoái hóa khớp vai ngày càng tăng. 

Ngoài việc tập luyện thể thao, chăm sóc sức khỏe cơ thể thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai. Từ đó có cách phòng ngừa và thăm khám bệnh khi cần thiết.

Đánh giá của Khách Hàng
0
0
0
0
0
0/ 5

0 đánh giá

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY: 089 886 3839