1. Dấu hiệu của bệnh hở van tim hai lá
Hầu hết những người hở van 2 lá đều không có triệu chứng rõ rệt sở dĩ vì các buồng tim có xu hướng giãn ra để tống được một lượng máu nhiều hơn vì một phần lượng máu tim bơm ra khắp cơ thể bị trào ngược trở lại qua van. Với cơ chế bù trừ khá hiệu quả này, những người ở mức độ hở nhẹ hoặc vừa có thể chưa có triệu chứng hoặc biến chứng. Thậm chí, những bệnh nhân hở van hai lá nặng trong giai đoạn đầu cũng không có triệu chứng cho đến khi có biểu hiện của suy tim trái, rối loạn nhịp tim hoặc tăng áp lực động mạch phổi. Người bệnh sẽ có các biểu hiện của suy tim với những triệu chứng như: Mệt mỏi, khó thở khi gắng sức và muộn hơn xuất hiện cả khi nghỉ, phù hai chi dưới.
Hở van tim 2 lá
Những mức độ của bệnh hở van tim
- Hở van tim 2 lá 1/4 - mức độ nhẹ
Hở van tim hai lá 1/4 được coi là mức độ nhẹ nhất. Nếu không có triệu chứng, được gọi là hở van sinh lý chưa cần phải điều trị. Nếu có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực thì đó là hở van bệnh lý và cần dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng.
- Hở van tim 2 lá 2/4 - mức độ trung bình
Ở mức độ này ít khi có chỉ định phải thay van, nhưng dễ chuyển biến sang mức độ nặng hơn. Đặc biệt; khi hở van 2 lá 2/4 đi kèm hở van 3 lá, van động mạch chủ hoặc có kèm tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... thì sẽ nguy hiểm hơn, cần được điều trị kịp thời.
- Hở van tim 2 lá 3/4 - mức độ nặng
Giai đoạn này các triệu chứng như khó thở, đau thắt ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi, ho khan sẽ bùng phát cùng một lúc và người bệnh phải nhập viện thường xuyên hơn. Nhiều người bệnh hở van 2 lá 3⁄4 cần phải thay van tim.
- Hở van tim 2 lá 4/4 - mức độ rất nặng
Đây là mức độ hở van nặng nhất, người bệnh có nguy cơ tử vong cao do suy tim, rối loạn nhịp, phù phổi cấp và các cơn hen tim cấp tính. Trong trường hợp này, người bệnh cần điều trị tích cực hoặc can thiệp thay van tim.
2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hở van tim hai lá
Phụ nữ bị bệnh hở van tim hai lá sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến việc sinh nở. Thông thường, với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, ít có các triệu chứng thì bệnh nhân sẽ thích nghi khá tốt với sinh đẻ. Nhưng ngược lại, nếu ở mức độ nặng, có triệu chứng hoặc biến chứng thì rất có khả năng sẽ xuất hiện các biến chứng nặng khi sinh. Nếu bệnh nhân gặp các biến chứng do hở van tim hai lá thì tốt nhất hãy gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn về nguy cơ của sinh đẻ và khả năng có thể phải phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá trước khi có thai. Trừ các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật van hai lá không được khuyến cáo trong khi bệnh nhân có thai.
Suy tim: Là tình trạng khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim thường xảy ra khi hở van hai lá không được theo dõi và điều trị đúng cách, khiến tim phải hoạt động gắng sức trong thời gian.
Rung nhĩ trong bệnh hở van hai lá: Tình trạng rối loạn điện học ở tầng tâm nhĩ biểu hiện bằng nhịp nhĩ nhanh và không đều hay còn gọi là Rung nhĩ trong bệnh hở van hai lá. Đối với bệnh nhân hở van hai lá, bình thường lượng máu do tim bơm đi đã giảm, rung nhĩ càng làm lượng máu này giảm đi và tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ, hoặc có nguy cơ tắc mạch chi do hình thành cục máu đông trong các buồng tim. Bệnh được điều trị bằng các loại thuốc chống đông máu và có thể thực hiện phương pháp shock điện để chuyển nhịp về bình thường. Bệnh nhân bị rung nhĩ được khuyến cáo nên phẫu thuật sớm khi tâm nhĩ trái chưa bị giãn nhiều ảnh hưởng đến khả năng chuyển nhịp khi phẫu thuật.
Đánh giá của Khách Hàng